Cách phân biệt các loại kính của đồng hồ Casio

Mua đồng hồ, lo sợ không biết mặt kính có tốt không? Suy nghĩ muôn thuở này vẫn tồn tại khi chúng ta đi mua đồng hồ. Vậy làm thế nào để nhận biết mặt kính đồng hồ mình muốn mua là loại kính gì.



Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc như sau:
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam tồn tại 3 loại kính phổ biến nhất: kính thường, kính khoáng, kính sapphire. Dưới đây là cách phân biệt 3 loại này:


1) Kính thường: bằng thủy tinh, rẻ và dễ trầy.

2) Kính khoáng: pha khoáng chất nhằm tăng độ cứng và khó xướt hơn kính thường. Nguyên nhân gây xướt là khi bạn va chạm với những vật liệu có độ cứng lớn, tiết diện nhỏ. Nhưng với những vật liệu có độ cứng thấp, bạn có thể yên tâm. Dùng một cây tăm nhọn và một chiếc đinh cùng chà lên mặt kính thì chắc chắc thủ phạm gây xướt chỉ có thể là chiếc đinh. Casio chính hãng dùng loại kính này, dù bạn có mua một con casio chính hãng mười mấy triệu vẫn là nó và không hề có kính sapphire.

3) Kính sapphire: kính này có 3 loại:

Sapphire tráng mỏng: Lớp tráng mỏng, dễ vỡ vì lớp kính bên dưới có độ cứng kém. Phân biệt loại này mà dùng cách cọ xát thì quên đi, không tác dụng đâu. Chỉ khi nào bạn đeo một thời gian, lớp tráng bị bào mòn bớt, mặt kính xước thì mới biết được. Nói vui thôi, chỉ cần khi mua bạn chịu khó quan sát kỹ về màu sắc của kính là phát hiện ngay. Kính tráng gồm hai lớp: sapphire trên, thủy tinh dưới. Khi nhìn dưới các góc nghiêng sẽ có màu hơi xanh, đặc biệt còn thấy vân màu khi nhìn nghiêng dưới ánh mặt trời.
Sapphire tráng dầy: cũng như sapphire tráng mỏng, khác ở chỗ lớp tráng là lớp sapphire dầy lên bề mặt kính. Vẫn bị bào mòn và xướt khi hết lớp tráng.
Sapphire nguyên khối: Cả tấm kính bằng sapphire, va đập cỡ nào cũng không trầy, độ chịu lực cứng hơn so với kính khoáng nhiều. Tuy nhiên, sapphire này sẽ trầy nếu lấy kim cương cọ xát. Sapphire nguyên khối có màu vàng nhạt nhẹ và đồng màu khi nhìn ở các góc độ khác nhau.


Chúc các bạn chọn mua được chiếc đồng hồ như ý!
Nguồn: donghokienquoc.vn/cac-loai-kinh-va-cach-phan-biet